XtGem Forum catalog
CHATTHUGIAN.MOBIE.IN
kính chào qúy khách

TRANG CHỦ
Truyện Teen   Ngôn Tình   Đam Mỹ   Bách Hợp   Tử Vi   Truyện Tranh  
Facebook  Xổ Số  Dịch  Tải Game  Báo  Tiền Ảo Bitcoin 

  Vì trái tim nhà vua 


Phan_6

“Phương pháp và cách sử dụng thuật ướp xác người quá vãng”. Chủ đề khiến tôi quan tâm. Tập sách đó mê hoặc tôi. 

Sau vụ bắt giữ mụ vợ của Monvoisin, tháng Ba năm 1679, tôi đã cầu xin để nó được ban cho tôi thay vì bị phá hủy. 

Nhưng đức vua chưa bao giờ chấp thuận lời thỉnh cầu của tôi... cho đến hôm nay. Hai mươi tám năm s> 

Vừa nghĩ đến đó thì Ngài Ngự lại nói tiếp: 

- Ta hy vọng Thượng đế sẽ cho ta sống đến khi những tìm tòi của cô về thuật ướp xác tiến xa đến mức cho phép cô giao kết quả nghiên cứu của mình cho những nhà phẫu thuật. Họ sẽ có nhiệm vụ bảo quản trái tim của ta. Nếu không thì chính cô là người ta sẽ chọn để làm công việc ấy. Ta chưa quyết định gì cả. Ta sẽ cho cô biết quyết định của ta sau. Còn bây giờ, thì cô bắt tay ngay vào việc đi! 

Nhà vua tin tưởng vào tôi để hướng dẫn các ngự y của ngài hay có thể là đích thân tôi sẽ ướp trái tim của ngài! 

Như vậy thì, những hiểu biết của tôi về nước hoa và hương liệu sẽ đi đến kết quả cuối cùng là công việc bảo quản trái tim của đức vua. 

Những lời tiên đoán của Bastien Florac đúng quá. Anh ấy đã có dự cảm về một hũ cốt bằng kim loại... 

Sau một lúc, tôi lấy lại tâm trí để khẽ nói: 

- Tâu bệ hạ, ngài cho con vinh dự to lớn quá. Nhưng... tại sao lại là con? Con không biết mình có khả năng nghiên cứu như vậy không. 

- Ta tin cô sẽ làm việc với sự nghiêm cẩn và kiên trì, với lòng can đảm và sự quả quyết. Ta đặt tin tưởng vào cô. Nhờ sự thành thạo của cô, trái tim ta sẽ không chịu chung số phận với di hài của phu nhân de Montespan. Cô có biết điều gì đã xảy ra với nội tạng cao quý của bà không, khi bị đổ xuống hố ven con đường nông thôn? 

Tôi nghe mình trả lời trong một hơi thở: 

- Con không biết, thưa hoàng thượng. 

- Nội tạng của bà ấy đã bị bọn heo và chó hoang nhai nghiến ngấu. 

*** 

Amélie khép cuốn nhật ký lại. 

- Con ngừng đọc ở đây. Phần tiếp theo không quan trọng mấy cho công việc của chúng ta. Giờ cha đã biết điều gì gây sốc cho Ombeline và ngăn không cho cô trả lời con. 

Philippe-Henry Schunck mở to hai mắt. 

- Một chuyện thật quái gở! Vậy mà con còn cười ư? Cha hiểu sự nghi ngại của vua Louis XIV trước bọn lang vườn bao quanh ông ta. Cũng như chia sẻ phản ứng chán ngấy của Ombeline. Trái lại cha khó tìm được câu giải thích thỏa đáng trước vẻ dửng dưng mà con phô diễn, con gái ạ! Những chi tiết trong câu chuyện nhớp nhúa này có vẻ như không làm con khó chịu chút nào. Con gan góc thật đấy! Ở tuổi mười sáu, không lẽ trái tim con bằng đá khiến câu chuyện không làm con xúc động sao? 

- Sao cha biết con không xúc động? Con xúc động chứ, lẽ đương nhiên. Nhưng những sự kiện đó không gây cho con một chút ghê tởm nào nữa. Con thú thật đã bị sốc khi họa sĩ Saint-Martin nhắc đến xác ướp mà ông dùng như màu vẽ cho tranh của mình. Nhưng từ lúc đó con đã tìm hiểu, và con suy nghĩ. Bây giờ con biết rằng, ở nước ta, việc ướp xác là một thông lệ phổ biến trong hoàng gia và trong giới quý tộc đỉnh cao. Trái tim của vị vua Louis XIV tốt lành của chúng ta rồi ra cũng sẽ chịu xử lý như vậy. Và con đi đến kết luận như sau: nếu xác ướp của những vị pharaoh Ai Cập không làm ai tởm lợm, thì tại sao trái tim ướp thơm của những ông hoàng bà chúa Pháp sẽ gây ra một sự buồn nôn nào đó? 

- Dù sao thì, Amélie! - Philippe-Henry phản đối - Nội tạng của bà de Montespan đã bị heo và chó ăn! Thật khiếp đảm! 

- Con đồng ý với cha, nhưng đó là chuyện xưa rồi. Cha tha thứ cho con nếu con thấy chuyện này có phần tức cười hơn. 

- Cha cha! Tôi đã từng được nghe những cuộc chuyện trò dễ chịu hơn vầy! - Vú Madeleine Bellart chen vào - Sau khi đã khai vị như vậy rồi, nếu ông chủ còn một chút thèm ăn, thì xin mời ông qua bàn, bữa tối đã sẵn sàng! 

CHƯƠNG 10 

Sáng hôm sau khoảng chín giờ, Amélie và cha bước lên cầu thang của một tòa nhà tồi tàn bẩn thỉu ở ngoại ô Saint-Denis. 

Bà chủ nhà cho thuê chắc như đinh đóng cột: một ông Cyprien d’Ambrines de Monteil nào đó đúng là ở địa chỉ này, ông ta ở một trong những căn phòng áp mái trên tầng ba và là tầng cuối cùng. 

- Hình như là một hầu tước thì phải! - bà chủ tốt bụng nói cụ thể - Đó là cánh cửa xanh lơ với một bông hoa lys. Hai vị không thể lầm được đâu! 

- Ông ta cho mọi người thấy rõ chính kiến và nguồn gốc quý tộc của mình, - Philippe-Henry lưu ý. 

- Ông nói sao đúng quá! Ông ta luôn mồm đề cập đến những tổ tiên có đất phong của mình! Không ngày nào mà ông ta không làm chán tai cả nhà với chuyện về dòng họ mình! Ái chà! Dám chắc ông ta sẽ giữ các vị lại đến hai tiếng đồng hồ để nghe ông ta than thở về số phận của mình. Tôi cam đoan hai vị sẽ không trở xuống trước bữa trưa đâu! 

Trên tầng ba, các căn phòng nằm ngay dưới mái. Một cửa sổ mái, mở ra một khoảng trời xám xịt hình chữ nhật nhỏ xíu, chỉ đủ rọi sáng lờ mờ tầng gác. 

- Chúng ta tới rồi, - Amélie thốt lên - bên tay phải! Ở đây tối như mực, nhưng con đoán thấy màu xanh lơ phía cuối hành lang. Ồ! Đúng là một tay bảo hoàng nhiệt thành nếu phán đoán qua kích cỡ của bông hoa lys kia! 

- Ai vậy? - Người đàn ông làu bàu khi nghe tiếng gõ cửa. 

Rồi ông ta mở cửa ngay mà không đợi trả lời. 

 

Nhờ cái cây phả hệ của Marion, Amélie biết ông Cyprien năm nay năm mươi mốt tuổi. Do đó cô không nghĩ mình sẽ đối diện với một người gần như ông cụ. Cô mới vỡ lẽ rằng sống trong túp lều tồi tàn như thế này thì con trai của một hầu tước đã phải hoàn toàn khánh kệt, giống như nhiều nhà quý tộc khác sống sót sau Cách Mạng. Tuy nhiên, cô cũng bất ngờ khi nhìn thấy cái vẻ tuyệt vọng đến vậy trên gương mặt ông. 

Cyprien khá cao lớn, vạm vỡ, với những bàn tay rộng, gồ ghề, và mái tóc bạc trắng, rất dày, được cắt ngắn và xù lên phía trên đầu, tóc phía sau gáy được búi tó. Đôi mắt màu sáng, xám xanh nhàn nhạt, vừa lộ vẻ buồn vô hạn vừa tỏ sự giận dữ bị kìm nén. Hai khóe miệng của ông, chảy xệ xuống dưới, chứng tỏ một sự chua chát sâu thẳm. Đúng là cái mùi vị cay đắng, dai dẳng đã từ từ ăn sâu bắt rễ suốt một cuộc sống bị ngược đãi, cấu thành từ những thử thách, những điều nhục nhã, sự tủi hờn và oán hận. 

 

Nhìn qua một lượt, Amélie bao quát khung cảnh trong căn phòng: một cái giường tồi tàn đặt ngay trên sàn, một cái bàn cũ kỹ trên đó còn vương vãi thức ăn thừa của nhiều bữa trước, hai cái ghế tựa gần như đã hỏng, một cái rương gỗ thiếu nắp, quần áo dồn đống trên một ghế đẩu đầu giường, những cái chai không lăn lóc dưới đất, và một lô một lốc những đồ vật linh tinh được lượm lặt trên đường. 

Trong bếp lò, vài khúc than củi đang cháy vẫn không sưởi ấm nổi cái gác xép. Khói không thoát hết qua cái ống cắm trên trần nhà, tạo thành một màn sương xám ngoét lãng đãng trong căn phòng. Không khí như bị giam hãm bởi một màn khói mỏng mờ xỉn và nặng nề. Amélie húng hắng ho. 

Cyprien được nuôi dạy trong dòng dõi quý tộc cao cấp. Trước Cách Mạng, đến năm hai mươi mốt tuổi, ông có cuộc sống của một chủ lâu đài. Amélie nghĩ rằng ông đã phải đau khổ về tinh thần và cả thể xác, khi bị buộc phải sống sót trong một nơi thê thảm như thế này, đủ làm ông có thể chết cóng vào mùa đông và ngột ngạt vào mùa hè. 

Sau màn giới thiệu, Philippe-Henry Schunck đi thẳng vào đề: 

- Thưa ông, chúng tôi đến đây theo chỉ dẫn của một nhà phả hệ học vì một chuyện có liên quan đến ông. Một chuyện gia đình. 

Amélie nhận ra một tia sáng lóe lên trong mắt Cyprien. 

- Sao vậy được? - ông thốt lên - Phần lớn thành viên trong dòng họ tôi đã bị sự trừng phạt của Cách Mạng tàn sát. Những kẻ khác, những tên phảnội, đã mất dấu khi lưu vong. Có thể giờ này họ đã chết. Có vẻ như họ đã chẳng làm gì để đi tìm tôi, và trong sự nghèo khổ cùng cực như cái số tôi bây giờ, tôi không thể làm gì để tìm hiểu xem họ ra sao. Thế mà tôi đã ao ước biết bao... Tôi đành phải đi hỏi những gia đình giàu có mà tôi có dịp đến làm việc. Nhưng, than ôi, tôi chẳng bao giờ có được chút chỉ dẫn nào. 

- Tại sao ông lại gọi họ là những tên phản bội? - Amélie ngắt lời ông. 

- Vì họ đã trốn chạy khỏi nước Pháp, thưa tiểu thư. Đúng lúc quân vương của họ cần họ, thì họ cao chạy xa bay! Họ chỉ nghĩ đến sự sống khốn nạn của họ, và làm sao cất giấu của cải, thay vì hiến thân phục vụ vương triều. Họ đã có thể tuyển những đạo quân và tung chúng ra chống lại phe cách mạng. Đưa vua Louis XVI trở lại Versailles, nơi ngài bị xua đuổi bằng sức mạnh của lưỡi lê. Cứu vương triều! Họ đã chẳng cố làm gì cả. Sự hèn nhát của họ thật không chịu nổi! Không thể tha thứ! Hai cụ sinh thành khốn khổ của tôi thì trung thành đến cùng. Những nấc thang lên đoạn đầu đài, lưỡi dao của máy chém không làm các cụ run sợ. Hai cụ yêu quân vương và quê hương của mình. Hai cụ đã ở lại. Than ôi, hai cụ đã bị bắt hồi tháng Tám năm 1792 và bị chém đầu vài tuần sau đó, vào tháng Chín, giữa thời Khủng Bố trong cuộc Đại Cách mạng Pháp. Tài sản của các cụ bị tịch thu. Tôi sống sót một cách thần kỳ, nhưng đã khánh kiệt. 

- Ông thoát khỏi cuộc thảm sát bằng cách nào? - Philippe-Henry hỏi. 

- Tôi rất đau khổ vào thời kỳ đó, không gì an ủi được vì cuộc hôn nhân không thành của tôi. Từ khi Faustine ra đi, ba năm trước, tôi có thói quen ẩn mình trong một căn chòi của người làm vườn trong trang viên tòa lâu đài của chúng tôi. Ở đó, tôi giấu những giọt nước mắt của mình mỗi khi não nề. Do đó tôi đã không có mặt ở lâu đài khi bọn cách mạng bao vây nó. Từ chỗ núp, tôi thấy chúng dẫn cha mẹ mình đi. Chính sự sợ hãi đã ngăn tôi hét lớn lên vì tôi nhận ra rằng bọn chúng đang tiến đến gần nơi tôi ẩn nấp... Chúng đang tìm tôi. Bọn gia nhân đã phản lại tôi khi tiết lộ với chúng rằng tôi đang núp đâu đó trong vườn. Thấy vậy, tôi leo tuốt lên gác chứa lúa và kéo thang lên luôn để bọn nổi dậy không nảy ra ý leo lên. Sau đó, vùi mình trong một cây rơm, tôi chờ. Không động đậy. Gần như nín thở. Tôi nằm ở đó không biết bao lâu nhưng đối với tôi là bất tận. Khi đêm đã khuya, mọi thứ đều yên tĩnh, tôi mới ra khỏi chỗ núp và đi một cách vô định, lang thang hết làng này sang làng khác như một gã dân quê. Tôi phải làm việc trong những trang trại ở bất cứ nơi nào người ta cần sức lao động. Năm tháng trôi qua như vậy cho đến khi tôi đến được Paris> 

- Hiện nay ông sống bằng gì? 

- Tôi làm công nhật. Tôi bán cho ai muốn, thời gian và sức lao động ít ỏi còn lại của tôi. Lao động không làm tôi sợ. Trong tôi có sự dũng cảm của dòng máu quý tộc Pháp! Tôi dùng nó để kiếm ăn, để giữ mình sống trên đời. Nhưng, nói tôi nghe... Các vị muốn đề cập với tôi chuyện gia đình gì vậy? 

- Một loạt sự kiện trùng hợp mà chúng tôi sẽ giải thích với ông sau, - ông Schunck tiếp tục câu chuyện - đã dẫn chúng tôi tới ông và một cô gái bà con của ông. Một cô cháu họ của ông. 

Lúc đó, Amélie nhìn thấy trong đôi mắt của Cyprien không chỉ một ánh chớp mà là cả một tia sáng kỳ lạ, bất ngờ! 

- Một cô cháu họ! Nhưng... Nhưng... - Cyprien lắp bắp, choáng váng vì sự phát hiện đó - Ai... Người đó là ai? Trước Cách Mạng, tôi có nhiều cháu họ em họ lắm. Tất cả đã ra nước ngoài năm 1789, với cha mẹ họ. 

Một nỗi xúc động mãnh liệt hiện lên trên gương mặt ông. 

Amélie và cha đưa mắt nhìn nhau, lúng túng. Hai người cảm thấy ngán ngẩm khi thông tin ấy lại khiến ông ta bối rối như vậy. 

- Cô này không biết gì về thời kỳ đầu của cuộc Cách Mạng cả, - Philippe-Henry giải thích - cô ta mới mười chín tuổi. Sinh ở Vienne trong thời gian lưu vong của gia đình, cô trở về Pháp cùng lúc với vương quyền vào mùa xuân năm 1814, mới cách đây năm năm. Cô ấy tên là Ombeline. Đó là cô con gái độc nhất của Faustine de Joiselle và Maxence du Ponçay, hầu tước xứ Varentin, như thể hiện trên cây gia phả của ông. Hơn nữa tôi cũng đã chép cho ông một bản đây. Nó hoàn toàn đáng tin cậy. Những cuộc tìm kiếm đã được một nhà phả hệ học danh tiếng tiến hành. Faustine chính là cháu, con của con gái dì ruột của ông. 

Cyprien tái mặt và, trong một cơn bực bội mà sự dữ dội khiến Amélie phải kinh ngạc, ông ta giật phăng tờ giấy từ tay của Philippe-Henry. 

- Con gái của Faustine ư? - ông ta nói với giọng vô hồn khi buông mình xuống ghế. 

Ông mở tờ giấy ra và nghiên cứu tỉ mỉ trước khi vò nát nó ra một cách giận dữ. Mặt biến dạng vì một cái nhếch mép đau đớn, ông lấy hai tay ôm đầu và òa khóc. 

- Không thể được, - ông buông ra giữa hai tiếng nấc - Faustine thề là sẽ đợi tôi, chúng tôi phải lấy nhau khi em trở về từ cuộc lưu vong. Tôi đã kiên nhẫn từ bao năm nay. Tôi đã viết cho em hàng trăm lá thư. Tôi không biết em có nhận được không vì tôi không bao giờ nhận được hồi âm. Thế nhưng, tôi vẫn nuôi hy vọng sẽ tìm thấy em một ngày nào đó! Vậy mà sáng nay, với cái cây phả hệ này, tôi vừa biết đến cuộc hôn nhân của em với một người khác không phải tôi, vừa biết sự ra đời của con gái em và điều không thể chịu nổi... là cái chết của em. 

- Cuộc hôn nhân bất thành mà ông nhắc đến hồi nãy, có phải là với... mẹ của Ombeline không? - Amélie ngập ngừng hỏi. 

- Phải. Nàng là người phụ nữ tuyệt vời nhất. Chúng tôi chuẩn bị làm một lễ cưới vì tình yêu, điều này đã và vẫn còn là điều hiếm có trong giới quý tộc. Chúng tôi đã có cái may mắn đó. 

Amélie và cha trao đổi một cái nhìn... Hai người vừa hiểu ra rằng tình yêu của Cyprien dành cho Faustine đã trở thành một nỗi ám ảnh thật sự. Một định kiến mà năm tháng trôi qua và sự thiếu thốn thông tin không làm sao xóa nhòa được. 

- Có lẽ đây là những kỷ niệm đau đớn đối với ông, nhưng xin ông vui lòng kể lại câu chuyện đó cho chúng tôi, chúng tôi sẽ lắng nghe hết sức chăm chú. Phải không cha? 

- Hoàn toàn như vậy! Chúng tôi lắng nghe ông đây. 

- Cho đến lúc này thì những kỷ niệm đó chẳng có gì xé lòng cả, bởi vì tôi quyết giữ niềm hy vọng đã sưởi ấm lòng dạ tôi. Dù điều đó có đau khổ với tôi, tôi vẫn kể hết cho các vị. Chỉ việc nhắc đến tên Faustine thôi cũng đủ làm cho nàng sống lại... 

 

CHƯƠNG 11 

Bằng một cái khoát tay, ông gạt phăng tất cả những gì trước mặt. Bốn chiếc dĩa dơ và một ly rượu còn phân nửa vỡ tan dưới sàn, lẫn lộn mảnh thủy tinh và mảnh sành với những vụn phô mai, vài khúc xương gà và những vỏ khoai khô. Lớp bụi từ từ thấm khôọt rượu vang bắn ra. 

Cyprien ngồi lên bàn và mời khách ngồi xuống hai cái ghế tựa xấu xí. Rồi chậm rãi, ông dùng hai bàn tay xoa lên mặt và lấy ngón tay lùa vào mớ tóc rậm bạc trắng rối bù. 

- Faustine và tôi biết nhau từ thuở nhỏ, - ông bắt đầu kể - Nàng nhỏ hơn tôi ba tuổi, và tôi luôn che chở nàng. Hai bà mẹ của chúng tôi, Hermine và Adélaïde, là hai chị em, còn hai ngôi nhà phố mà chúng tôi ở vào mùa đông nằm cách nhau không xa. Vào mùa hè, cha mẹ chúng tôi lại đi nghỉ tại đất đai của mình. Nhưng hai gia đình thường thăm viếng nhau, ở chơi với nhau nhiều ngày. Đó là lý do Faustine và tôi thường ở gần nhau. Cùng lớn lên với nhau, chúng tôi chia sẻ mọi thứ: những vị gia sư, trò chơi, những buổi đi dạo, những lần sum họp gia đình, học cưỡi ngựa và những buổi phi nước kiệu trong rừng, những thứ bệnh mà chúng tôi cùng mắc phải một lúc, và mọi trò ngu ngốc mà chúng ta có thể nghĩ ra khi còn trẻ. Chúng tôi là những người bạn tốt nhất trên đời và là những đồng lõa hoàn hảo nhất. Chúng tôi có một ông thầy dạy khiêu vũ, cùng với ông, chúng tôi chuẩn bị một màn kịch dành cho ngày sinh nhật lần thứ mười sáu của Faustine. Chúng tôi sẽ khiêu vũ với nhau một điệu menuet. Chính trong một lần tập dượt mà mọi sự bắt đầu. Không phải lần đầu tiên ngón tay chúng tôi chạm nhau, nhưng hôm đó lại khác. Tôi không hiểu sao khi tiếng đàn clavecin[10] vừa dứt, tôi giữ tay nàng lại trong tay tôi. Rất lâu. Không hề định trước gì cả. Một cách thật tự nhiên. Tôi thấy Faustine bối rối, nàng run lên. Và nàng đỏ mặt. Ồ, một chút thôi. Thậm chí gần như không nhận ra. Ánh mắt chúng tôi gặp nhau, và điều mà tôi đọc thấy trong mắt nàng, vào lúc ấy, đã khắc ghi vào tâm khảm tôi. Từ hôm đó, chúng tôi yêu nhau điên cuồng. Hai gia đình chúng tôi mau chóng nhận ra điều đó. Mọi người nhìn chuyện tình diễm lệ của chúng tôi một cách khoan dung. Chúng tôi đã nghĩ ngay đến việc sống cùng nhau, và ngày cưới được ấn định vào tháng Mười năm 1789. Chúng tôi cảm thấy rằng không có gì, không bao giờ, có thể chia lìa chúng tôi. Mỗi ngày đều là một ngày kỳ diệu. Có thể nói rằng tôi đã biết thế nào là hạnh phúc... 

[10] Đàn piano cổ - ND. 

Niềm hạnh phúc ấy, Amélie nhìn thấy nó dần dần hiện lên trên gương mặt của Cyprien theo dòng câu chuyện tình đẹp đẽ thời tuổi trẻ của ông, với tràn đầy tình tiết. Ông lão biến đổi hẳn đi. Ông tìm lại ánh mắt sáng mà chắc ông đã có thời đôi mươi. 

- Nhưng Cách Mạng đã nổ ra, - Amélie thở dài. 

- Than ôi, đúng vậy. Sự căng thẳng tăng cao làm rúng động người dân. Những cuộc bạo loạn diễn ra rất nhiều. Cuộc nổi dậy đang gầm gừ. Chúng tôi không đui mù gì, giới quý tộc ấy mà. Thế mà chúng tôi không nhìn thấy chuyện gì đang diễn ra. Với độ lùi, tôi tin rằng đơn giản là chúng tôi đã không muốn nhìn thấy sự thật trước mắt. Vào tháng Bảy, lan truyền tin tức về vụ chiếm giữ ngục Bastille. Khi sự sửng sốt đã trôi qua, hai gia đình chúng tôi mới đo lường được tầm mức của thảm họa, và hai nhà đã bất đồng với nhau. Một bên cho rằng phải cấp tốc rời nước Pháp, bên kia chấp nhận ở lại, kháng cự và chiến đấu cứu vương quyền khỏi nguy biến đang đe dọa nó. Những cuộc tranh luận nảy lửa kéo dài hàng đêm dài. Cuối cùng, như tôi đã giải thích lúc nãy, cha mẹ tôi quyết định đặt mình dưới sự sai phái của nhà vua. Gia đình Faustine chọn cách ra đi, ước tính rằng nguy cơ quá lớn. Dù lên án sự chạy trốn của họ, tôi vẫn phải thừa nhận rằng họ đã đánh giá đúng sự nghiêm trọng của tình hình. Từ lúc đó, họ bắt đầu chuẩn bị cho chuyến đi sẽ dẫn họ tới Áo. Hôn lễ được dời lại một thời điểm sau, khi họ trở về từ chuyến lưu vong. Tất cả chúng tôi đều nghĩ một cách ngây ngô rằng sẽ sớm đoàn tụ với nhau. Không ai trong chúng tôi hình dung được những biến động sẽ kéo dài lâu như vậy... Không biết những gì tương lai sẽ dành cho mình, Faustine và tôi nói lời chia tay. 

- Tôi nghĩ rằng đó là một thử thách khó khăn - Amélie bình luận. 

- Cô không hình dung được hết đâu. Chúng tôi đang ở trong thư viện lâu đài của cha mẹ nàng, lúc chia tay nhau. Tôi còn nhớ như đang ở đó lúc ấy. Một nỗi đau không chịu nổi vò xé lồng ngực tôi. Bất chấp thời gian đã trôi qua, tôi vẫn còn cảm thấy nó, cũng sôi sục như vậy mỗi khi tôi nhớ đến Faustine. Mà tâm trí tôi thì không bao giờ xa rời nàng. Để các vị biết tôi đã đau khổ tới mức nào mỗi ngày và mỗi đêm trong cuộc đời khốn khổ của tôi. Khi lấy mất Faustine, người ta đã xé nát tim tôi. Người ta đã lấy đi niềm vui sống của tôi. 

Cyprien nhắm mắt lại và hít một hơi dài. 

Amélie và Philippe-Henry trao đổi với nhau một cái nhìn thương cảm. 

- Tôi nhìn lại cảnh tượng, - Cyprien thở ra, hai mắt vẫn nhắm - Việc ấy diễn ra vào tháng Chín của cái năm 1789 chết tiệt đó. Những mùi hương vẫn còn phảng phất trong mũi tôi... Mùi mây của những chiếc giỏ, mùi gỗ của những chiếc rương trong đó đám gia nhân chất nào là s sách, tài liệu lưu trữ, nào là sách vở đủ loại, mùi mực và giấy, mùi da thuộc bọc sách, cả mùi vàng mạ gáy sách nữa. Các vị có biết là vàng cũng có mùi không? Rất tinh tế, nhẹ nhàng đến mức khó nhận ra. Trong không khí còn toát ra những mùi hương cuối cùng của mùa hè nữa, những mùi thơm kích thích và đê mê xông lên từ trang viên khi màn đêm buông xuống, mùi đất, mùi cỏ mới cắt, mùi những bông hoa nở rộ, thấm đẫm ánh nắng... Tôi nghĩ các vị đã đoán ra, tôi cảm thụ rất nhạy với những mùi hương. Nhưng bao trùm tất cả và vẫn còn hiện hữu trong ký ức của tôi, không suy suyển và sống động, là mùi nước hoa của Faustine. Cùng một loại với nước hoa của mẹ nàng. Nàng luôn dùng nó. Nó thanh lịch và tinh tế một cách kỳ diệu. Lạ thường và quyến rũ. Từ đó, tôi đã gặp nhiều người, nhưng tôi chưa từng được ngửi một kỳ quan nào như vậy từ bất cứ người phụ nữ nào mà tôi có dịp đến gần. 

- Ông biết người làm nước hoa nào đã bào chế ra nó không? - Amélie, bỗng tò mò, hỏi ông ta. 

- Thật kỳ lạ là cô hỏi tôi câu đó, - Cyprien cuối cùng cũng mở mắt ra sau cuộc độc thoại dài để trả lời. - Tôi đã hỏi như vậy với Faustine, vì tôi muốn tặng nó cho nàng. Nàng mới phá ra cười và đáp lại rằng đó là một trong những bí mật mà một cô gái không thể chia sẻ với người yêu được, dù phải lòng anh chàng đến đâu đi nữa. 

- Vậy ông không bao giờ biết được sao? 

- Không bao giờ! - ông nói với nụ cười tội nghiệp. 

Bỗng ánh mắt của Cyprien trở nên u ám hơn. 

- Tôi nhớ lại... - ông nói tiếp - Trong thư viện... Faustine và tôi tựa vào nhau khóc. Chúng tôi cứ hôn nhau mãi, nói với nhau những câu êm dịu mà chúng tôi đặt ra dành cho nhau. Tôi vuốt tóc nàng, hứa rằng tôi sẽ chờ đợi nàng và yêu nàng mãi mãi. Tôi hít hương thơm của nàng, tôi ôm nàng trong vòng tay, siết nàng thật chặt. Nàng dùng đầu ngón tay thanh mảnh lướt qua mặt tôi như muốn chiếm hữu nó, giữ lại thành một dấu vết không phai nhòa. Chúng tôi không ngớt giằng lấy nhau. Từ cái ngày đen tối ấy, mỗi sáng thức dậy, ý nghĩ đầu tiên của tôi là dành cho nàng. Tôi nguyền rủa thời gian chầm chậm trôi qua mà tôi không nói được với nàng tình yêu của tôi, nhưng niềm hy vọng vẫn giữ tôi lại trên đời. Còn từ nay, biết chuyện xảy ra với nàng, mỗi bình minh trở lại sẽ mở ra cái thiếu thốn, sự trống vắng, điều không thể cứu vãn được. Cổ họng tôi se thắt lại khi nghĩ đến tất cả những ngày tôi còn trên đời này mà không có nàng, và không còn hy vọng được gặp lại nàng. 

Cyprien đưa ống tay áo lên quẹt những dòng lệ chảy tràn trên đôi gò má cạo không sạch. 

- Tôi chỉ còn quá ít vật thuộc về nàng, - ông nói thêm - Nửa tờ giấy nhỏ mà chúng tôi chia nhau lúc cách xa. Vì buộc phải rời xa nhau... Đám gia nhân đi ra đi vào căn phòng, khiêng đi từng thùng sách một. Chúng tôi không để ý đến họ. Thế rồi dì Adélaïde đi vào và phát cáu. Dì yêu cầu chúng tôi ngưng ngay cái kiểu vĩnh biệt kỳ khôi đó đi, vì không có lý do gì vĩnh biệt, chúng tôi sẽ sớm gặp lại nhau mà. “Ta để cho các con hai phút! Chúng ta phải đi không chậm trễ nếu muốn đến trạm xa đầu tiên trước khi đêm xuống”, dì kết luận, trước khi ra khỏi thư viện. Dì giận lắm. Vừa giận vừa đau khổ. Tôi hiểu dì. Phải rời bỏ tất cả, dù chỉ trong ít lâu, làm cuộc sống của dì đảo lộn hết mức. 

- Tờ giấy gì mà hai người chia nhau vậy? - Amélie hỏi - Chắc nó phải có ý nghĩa tình cảm lớn lắm. 

- Không, không hẳn vậy. Faustine chỉ đơn giản chụp lấy cuốn sách gần tầm tay nhất, nằm trên cùng của một rương sách còn mở. Nàng muốn xé một trang và cắt nó ra làm hai để mỗi người chúng tôi giữ một nửa. Cái gì ghi trên đó không quan trọng với chúng tôi. Một động tác mang tính biểu tượng. Một ngày không xa chúng tôi có thể ráp nó lại và lúc đó chúng tôi sẽ đoàn tụ suốt đời. Nhưng khi tôi mở cuốn sách ra, một tờ giấy rời rơi ra. Tôi lượm lấy nó và xé ra làm hai. Tôi nhét phân nửa vào túi áo vét và đưa nửa kia cho Faustine. Đúng lúc đó dì Adélaïde lại quay vô phòng, miệng thì la: “Giờ thì đủ rồi! Bỏ cuốn sách xuống và theo ta, con gái!”. Không biết làm gì với mảnh giấy mà tôi vừa đưa, Faustine nhét đại nó vô giữa các trang của cuốn sách mà nàng để lại vào rương. Đôi mắt của chúng tôi nói với nhau câu “Anh yêu em, em yêu anh” một lần cuối cùng, đôi bàn tay của chúng tôi trượt ra khỏi nhau đến lúc rời xa hẳn, và nàng chạy ào đi. 

- Rồi sao nữa ạ? - Amélie hỏi tiếp. 

- Đám gia nhân khiêng đi những chiếc rương cuối cùng. Tôi còn lại một mình trong gian thư viện giờ chỉ còn là cái khung trống rỗng, bị lấy đi chất liệu của mình. Không còn hơi sức gì, tôi dựa lưng vào tường và để mình từ từ rũ xuống. Tôi ở đó, ngồi trên sàn cho đến đêm đen, lòng hy vọng chuyến xe mang đi tình yêu của đời tôi sẽ đến nơi bình yên... 

Bỗng một cận xâm chiếm Cyprien. Ông đập mạnh nắm tay lên bàn. 

Philippe-Henry chờ ông bình tĩnh lại trước khi hỏi: 

- Ông còn giữ nửa tờ giấy đó không?

- Tất nhiên là còn. Nó đây. Tôi luôn cất nó vào túi trong của bộ áo, ngang với trái tim. Đó là “kho báu” của tôi. 

Cyprien cho tay vào lớp vải lót áo vét và lấy ra một mảnh giấy xỉn nâu vì thời gian và xác xơ ở các cạnh. Ông đưa nó cho các vị khách. 

Amélie đỡ lấy tờ giấy một cách cẩn thận. Theo vết xé, thì cô đang cầm trong tay phần phía phải của tờ giấy. Cô đọc những chữ ghi trên ấy như một cái tựa: 

dụng 

xác 

vãng 

Phía dưới những mẩu chữ khó hiểu đó sắp hàng một chuỗi con số. 

Amélie cảm thấy trái tim mình đập lạc nhịp trong lồng ngực, và máu bốc lên đỏ hai má. Cô nghĩ đến cuốn sách được đề cập đến trong nhật ký của Marion. Cuốn sách mà cô đang tìm và Ombeline có vẻ như không có. 

Phương pháp và cách sử dụng 

thuật ướp xác 

người quá vãng 

Cái mảnh giấy nhỏ này trông rất giống với một cách pha chế mà người ta chỉ thấy được số lượng. Vật liệu chắc nằm ở phía trái của t> 

Tìm thấy cách pha chế là một phép lạ... Điều đó có thể xảy ra không? 

 

CHƯƠNG 12 

Thấy đầu óc Cyprien quá quay cuồng, Amélie do dự chưa muốn hỏi ông về cuốn sách. Cô cho rằng chưa đến lúc. Cô sợ phản ứng của ông và cho rằng tốt nhất là nên làm ông mềm lòng bằng cách nói về bà tổ của ông trước. 

- Thưa ông, tôi thấy rằng cuộc đời đã không buông tha ông, - cô nói - Tôi thông cảm với sự đau khổ của ông. Chắc điều này không an ủi được ông nhưng ông nên biết rằng, bản thân Marion, bà tổ của ông, cũng đã trải qua một chuyện tình đẹp và bi thảm trong thời tuổi trẻ. Chuyện rất cảm động. Bà đã kể lại trong nhật ký của mình. Tôi có đem theo đây. Ông có thích tôi đọc ông nghe không? 

Cyprien có vẻ bất ngờ trước một lời tâm sự như vậy. 

- Tại sao không? - Ông trả lời, vẻ ngạc nhiên. 

- Tôi sẽ bắt đầu bằng cuộc gặp gỡ của họ. Ồ, thật ra, họ đã quen nhau rồi, nhưng trong những hoàn cảnh khác. Tôi... tôi xin lỗi. Tôi có cảm giác rằng mình hơi lộn xộn trong lời nói, nhưng ông sẽ mau chóng hiểu ra. Xin ông lắng nghe... 

*** 

Thứ Bảy ngày 25 tháng Ba năm 1679 

 

Tôi quá mẫn cảm. 

Những nỗi xúc cảm đang bóp nghẹt tim tôi, thắng cả những quyết định của mình. 

Tôi tiếp tục viết vào cuốn vở mà hoàng hậu ban tó làm tôi sợ. Tuy vậy, ngòi bút của tôi vẫn kiên trì cào xới những trang trắng của nó. 

Phải chăng tôi đã thích thú chuyện trao đổi thư từ với chính mình? 

Không phải là không thích đâu. Và tôi còn thấy mình được tôn lên khi bắt chước nữ hoàng của mình bằng cách đó. 

 

Lúc nãy, khi đến hoa viên điện Trianon bằng sứ, lần đầu tiên từ năm năm nay, tôi đã nhìn thấy ai đó ngồi trên bậc thềm Phòng Hương Thơm. 

Một người đàn ông. 

Anh ta đang đọc. 

Tôi nhìn thấy anh từ đằng xa. 

Thoạt tiên tôi tưởng anh ta đã có tuổi, vì mái tóc xám, gần như bạc trắng. 

Khi lại gần, tôi mau chóng nhận ra anh. 


Phan_1
Phan_2
Phan_3
Phan_4
Phan_5
Phan_7
Phan_8
Phan_9
Phan_10 end
Phan_gioi_thieu
Nếu muốn nhận thông tin bài viết mới của trang thì like ở dưới hoặc truy cập trực tiếp CLICK

TRANG CHỦ
Truyện Teen   Ngôn Tình   Đam Mỹ   Bách Hợp   Mẹo Hay   Trà Sữa   Truyện Tranh   Room Chat   Ảnh Comment   Gà Cảnh   Hình Nền   Thủ Thuật Facebook  
Facebook  Tiện Ích  Xổ Số  Yahoo  Gmail  Dịch  Tải Opera  Đọc Báo 

Lưu địa chỉ wap để tiện truy cập lần sau. Từ khóa tìm kiếm: chatthugian

C-STAT .